Đối tượng nào sẽ được tiêm thử nghiệm Vắc xin Covid-19 của Việt Nam

11/19/2020

(TheoDantri) Nếu vắc xin phòng Covid-19 không bảo vệ được nhóm người cao tuổi thì chưa

thể là "lá chắn thép" cho con người trước đại dịch đang hoành hành toàn cầu này.

Thách thức trong thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên khỉ

Sau khi thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên khỉ vào cuối tháng 10 vừa qua, Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh

phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang hướng đến mục tiêu sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng

trên người sau khi có đầy đủ các số liệu thử nghiệm trên động vật.

Vắc xin Covid-19 của Vabiotech được thử nghiệm trên loài khỉ vàng ở đảo Rều, Quảng Ninh

 

Trao đổi với PV Dân trí, TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Vabiotech cho biết, thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật là

công đoạn cần thiết nhằm có đủ các dữ liệu về hiệu quả miễn dịch, tính bảo vệ và tính an toàn của vắc xin, để có

thể được cấp phép thử nghiệm lâm sàng trên người. Bên cạnh đó, các dữ liệu này cũng sẽ giúp nhà sản xuất vắc xin

đi nhanh hơn trong các thử nghiệm trên người.

Tuy nhiên, theo TS Đạt, công đoạn thử nghiệm vắc xin trên khỉ hiện cũng đang đặt ra thách thức.

“Ở Việt Nam hiện chưa có cơ sở nào đáp ứng đúng yêu cầu về mô hình đánh giá vắc xin trên động vật đặc biệt đối

với các động vật lớn như khỉ. Chúng tôi chỉ có thể tiêm, lấy máu và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên khỉ. Việc test thử 

thách vẫn sẽ phải thực hiện ở nước ngoài”, TS Đạt cho hay.

TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết, Vabiotech sẽ sớm gửi vắc xin sang Mỹ để thực hiện test thử thách

TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết, Vabiotech sẽ sớm gửi vắc xin sang Mỹ để thực hiện test thử thách

Theo kế hoạch, Vabiotech sẽ sớm gửi vắc xin sang Mỹ để thực hiện test thử thách. Tuy nhiên, hiện nay, ngay cả

ở Mỹ cũng đang trong tình trạng thiếu các động vật linh trưởng như khỉ để thực hiện đánh giá này. Do đó, mô hình

chuột hamster có thể sẽ được sử dụng để thay thế.

“Mô hình chuột hamster dù có một số điểm còn hạn chế so với khỉ, nhưng đây cũng là một mô hình khá tốt để đánh

giá vắc xin Covid-19”, TS Đạt nhận định.

Đối tượng đích của vắc xin Covid-19

Thực tế cho thấy, dịch Covid-19 tấn công mạnh mẽ nhất vào những người cao tuổi. Do đó, theo TS Đạt, đây chính

là nhóm đối tượng đích mà tất cả các loại vắc xin Covid-19 phải hướng đến.

TS Đạt cho hay: “Minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của vắc xin Covid-19 là khả năng bảo vệ cho những người

cao tuổi. Cần hiểu rằng, nếu vắc xin không bảo vệ được nhóm đối tượng nguy cơ thì có nghĩa là vắc xin chưa toàn

diện. Do đó, bất cứ nhà sản xuất vắc xin nào hiện nay cũng đều phải có minh chứng là sản phẩm của họ hiệu quả

trên nhóm đối tượng đích này”.

Theo chia sẻ của chuyên gia này, người cao tuổi cũng sẽ nằm trong nhóm đối tượng được thử nghiệm lâm sàng

của vắc xin Covid-19 “made in Vietnam” trong tương lai. Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng được thử nghiệm

đầu tiên.

Ông phân tích rõ hơn: “Khi bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm trước trên

nhóm ít nguy cơ, tức là những người 18-59 tuổi. Khi thấy không có tính mất an toàn trên nhóm này, thì mới mở rộng

đối tượng. Đây cũng là quy trình thường quy trong thử nghiệm vắc xin”.

Một trong những khó khăn lớn nhất trong thử nghiệm lâm sàng chính là việc xây dựng cách thức đánh giá để vắc xin

thể hiện được cả tính an toàn và hiệu quả bảo vệ.

Đáng chú ý, việc đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin vẫn phải đòi hỏi được thực hiện trên các nhóm có nguy cơ và

tại các vùng lưu hành dịch, như vậy mới đảm bảo có được số liệu thử nghiệm lâm sàng hoàn chỉnh để có thể xin cấp

phép lưu hành vắc xin.

Theo TS Đạt, đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin là vấn đề rất khó. Ngay cả với những loại vắc xin được cấp phép

sớm trong trường hợp khẩn cấp như Sputnik V của Nga, vẫn chưa thể sử dụng đại trà được ngay, mà phải chờ kết

quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, để có đủ minh chứng về hiệu quả bảo vệ.

 

Sự kiện nổi bật