TĂNG HUYẾT ÁP-VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

10/02/2019

TÌNH HÌNH CHUNG

Trên thế giới: theo số liệu nghiên cứu của WHO năm 2015 có 1,13 tỷ người bị tăng huyết áp (THA). Ước tính đến 2025 là 1,56 tỷ người

Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người bị tăng huyết áp thì năm 2009 tỷ lệ là 25,4% và đến năm 2016 đang ở con số báo động là 46%!

Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.

=>Tăng huyết áp đang tăng nhanh chóng và gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới

VẬY TĂNG HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

¢ Một số khái niệm cần biết:

- Huyết áp là áp suất động mạch đưa máu đi nuôi cơ thể. Huyết áp được tạo bởi sức co bóp của tim và sức co giãn của thành mạch. Huyết áp còn bị chi phối nhiều bởi nhịp tim, các yếu tố gây co mạch, thể tích tuần hoàn…

- Huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp

- Huyết áp tâm trương – là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim giãn

=>> Tăng huyết áp là bệnh mãn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là tăng huyết áp

- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg

- Cơn tăng huyết áp (là tình trạng huyết áp (HA) tăng cao kịch phát, Huyết áp tâm thu (HATT) >180mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương (HATTr) >120 mmHg

BẢNG PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\1491-1.png

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TĂNG HUYẾT ÁP

- 90 – 95% là vô căn, còn gọi là tăng HA tiên phát.

- Có một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp. Chúng được gọi là yếu tố nguy cơ. Trong đó:

+ Các yếu tố không thay đổi được gồm:chủng tôc, yếu tố di truyền, tuổi; + Các yếu tố thay đổi được là: ăn nhiều muối, thừa cân và béo phì, uống nhiều bia rượu, đái tháo đường, tăng mỡ máu, ít vận động , stress

- Chỉ có 5 – 10% là có nguyên nhân: các bệnh lý tim và mạch máu như hở van ĐMC, hẹp eo động mạch chủ; bệnh thận mạn tính, hội chứng Cushing, do thuốc hoặc liên quan đến thuốc, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, tăng HA do mạch máu thận, bệnh tuyến giáp hay cận giáp

TĂNG HUYẾT ÁP CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ KHÔNG?

- Đa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.

- Một số người bệnh có TC nhức đầu, chóng mặt, mặt đỏ,...

- Đôi khi phát hiện tăng HA qua một tai biến nào đó                  

Cách duy nhất để biết mình bị tăng huyết áp là đo huyết áp!

 TĂNG HUYẾT ÁP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận cơ thể của bạn và bằng nhiều cách

Các nghiên cứu cho thấy: người bị tăng huyết áp không được kiểm soát thì nguy cơ: Bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần; Suy tim tăng 6 lần; Đột quỵ tăng 7 lần…

  Các biến chứng gây ra bởi THA có thể cấp tính, có thể âm thầm và do vậy       không những nguy hiểm đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bạn

è THA rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”

 

 

BIẾN CHỨNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP

* Tim mạch: phì đại cơ tim; cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; phình tách động mạch; suy tim

* Não: Xuất huyết não; Nhồi máu não; Bệnh não do tăng huyết áp

* Thận: Đái protein; Tổn thương ĐM thận, Suy thận

* Mắt: Mù mắt , xuất huyết, xuất tiết, phù gai thị

CẦN LÀM GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA NGUY CƠ BỊ THA VÀ CÁC BIẾN CHỨNG KHI TĂNG HUYẾT ÁP?

 Đúng là THA rất nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được một cách có hiệu quả. Hãy chung sống hòa bình với THA, và khống chế tốt nó để chúng ta có cuộc sống bình thường.

Việc điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và tổng thể dựa trên sự kết hợp giữa nhiều chế độ: giảm cân, chế độ ăn, tập luyện hợp lý và thuốc.

 * Sau đây là một vài lời khuyên:

-  Theo dõi huyếp áp và khám định kỳ 1 - 2 lần/tuần hoặc theo dõi hàng ngày, tuỳ theo mức độ bệnh.

- Chế độ ăn:

+Nên: Tăng khẩu phần hoa quả, rau, các loại ngũ cốc và gạo chế biến thô, thực phẩm nhiều xơ, thức ăn không có mỡ và rất ít mỡ, thịt gia cầm không da, thịt nạc, ăn cá (nhất là loại có nhiều Omega 3 như cá hồi, cá trích...) ít nhất 2 lần/tuần.

+ Giảm tối đa: muối (<6g/ngày), chất béo bão hòa hoặc trans fats (mỡ động vật,phủ tạng động vật, thực phẩm ăn sẵn chiên rán....)
+ Hạn chế: thêm đường ngọt

- Giảm cân nặng:

+ Rất nhiều người tăng huyết áp bị thừa cân

+ Thừa cân còn là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch

+ Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2

+ Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ

+ Bằng cách giảm cân, huyết áp của bạn sẽ giảm và bạn cũng sẽ sống khoẻ mạnh hơn.

- Bỏ thuốc lá ngay

Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy rõ nguycơ của hút thuốc lá với THA và các biến cố tim mạch. Người THA mà hút thuốc lá sẽ làm nguy cơ tim mạch tăng gấp nhiều lần.

Việc bỏ hút thuốc lá cũng làm giảm đáng kể các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA

- Hạn chế rượu bia quá mức

+ Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ béo phì, THA khó kiểm soát, tăng nguy cơ tai biến mạch não

+ Lượng  khuyến cáo: số lượng ít hơn 3 cốc/ngày (nam), ít hơn 2 cốc/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc/tuần (nam), ít hơn 9 cốc/tuần (nữ): cốc tiêu chuẩn tương đương với 330ml bia hoặc 140ml rượu vang, hoặc 40ml rượu mạnh.

- Chế độ luyện tập

+ Tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu được của chương trình điều trị hàng ngày. Tập thể dục giúp giảm cân nặng hoặc giữ cho cơ thể ở mức cân nặng lý tưởng, giúp giảm huyết áp

+ Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày

- Kiểm soát tốt căng thẳng

+ Căng thẳng kích thích các phản ứng cường thần kinh giao cảm của cơ thể, tăng tiết các chất adrenalin và làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch ở bệnh nhân THA và làm tăng tần số các cơn THA

=> Tránh lo âu căng thẳng thần kinh; có chế độ nghỉ ngơi thư giãn hợp lý

- Sử dụng thuốc:

 + Khi huyết áp của bạn tăng trên giới hạn cho phép hoặc khi có những nguy cơ đi kèm thì thầy thuốc sẽ cho bạn thuốc để làm giảm huyết áp

 + Có nhiều loại thuốc chữa huyết áp khác nhau với các cơ chế khác nhau như lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn kênh calxi, giãn mạch ngoại vi, ức chế thụ thể angiotensin, chẹn beta giao cảm...

 + Các thuốc hạ huyết áp chỉ có tác dụng khi bạn dùng thuốc và sẽ hết khi bạn ngừng do đó không được ngừng thuốc ngay cả khi huyết áp đã giảm bình thường. Điều trị cần phải được duy trì lâu dài để đạt được tác dụng tốt, tránh được các biến chứng.

 + Thuốc hạ huyết áp cũng có thể có tác dụng phụ. Tuy vậy, đa số thuốc hạ huyết áp nếu dùng đúng chỉ định là khá an toàn và các tác dụng phụ là ít.

TỔNG KẾT: NHỮNG LƯU Ý ĐỐI VỚI TĂNG  HUYẾT ÁP

•         Hãy biết con số huyết áp của bản thân và các nguy cơ tim mạch đi kèm.

•         Tăng huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm

•         Kiểm soát tốt huyết áp giúp bạn hạn chế đáng kể các biến chứng

•         Luôn luôn tôn trọng chế độ luyên tập, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học cũng như thay đổi lối sống

•         Điều trị THA là nhằm giảm các biến chứng của THA chứ không phải chỉ là để hạ huyết áp đơn thuần

•         Huyết áp thường không thể khỏi hoàn toàn, nên quá trình điều trị là lâu dài và có thể kéo dài đến suốt đời =>cần phải kiên trì và tuân thủ chế độ điều trị.

•         Việc dùng thuốc rất tùy thuộc vào từng cơ thể nên cần phải được sự chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc

•         Việc hạ huyết áp đến mức nào là do bác sỹ quyết định. Thông thường thì nên dưới 140/90 mmHg. Trong trường hợp bạn đã có biến chứng tim mạch, đái tháo đường hoặc suy thận thì cần hạ thấp hơn nữa dưới 130/80 mmHg

    

                                                                                         coppy khoa nội bệnh viện phcn nghệ an

Sự kiện nổi bật